10 doanh nhân quyền lực nhất thế giới

10 doanh nhân quyền lực nhất thế giới

In Email
10 doanh nhân quyền lực nhất thế giớiHọ chẳng phải ai xa lạ và chuyện họ được vinh danh cũng không quá ngạc nhiên. Fortune vừa công bố danh sách 25 doanh nhân có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới năm nay và dưới đây là 10 người đứng đầu.

1. Steve Jobs, Chủ tịch kiêm CEO (giám đốc điều hành) Apple

 

Steve Jobs. Ảnh: Getty Images
Steve Jobs. Ảnh: Getty Images.

Steve Jobs cùng một người bạn thành lập Apple vào năm 1976, khi mới 21 tuổi. Trụ sở công ty đặt ngay trong garage nhà Jobs. Sản phẩm đầu tiên của họ là máy tính cá nhân Apple I. Năm 1977 Apple tung ra sản phẩm tiếp theo, Apple II, được xem là mở ra kỷ nguyên mới cho ngành sản xuất máy vi tính. Năm 1980 Jobs và người bạn cùng trở thành triệu phú. Họ đã phát triển công ty chỉ 2 người thành một công ty tầm cỡ quốc tế với cả nghìn nhân viên khắp toàn cầu.

Sau này, khi Apple lâm vào khó khăn, không được sự ủng hộ của hội đồng quản trị, Steve Jobs dứt áo ra đi. Nhưng trước đó, vào năm 1984, Apple đã đưa ra một sản phẩm gây tiếng vang khác, máy tính cá nhân Macintosh.

Steve Jobs sau đó lập ra công ty NeXT Computer. Năm 1996 NeXT được mua lại bởi Apple, và năm 1997 Steve Jobs trở lại nắm quyền điều hành Apple. Từ đó Apple liên tục tung ra những sản phẩm kỳ diệu có tính sáng tạo cao trong ngành công nghệ thông tin như máy iMac, iPod (máy nghe nhạc chiếm 75% thị phần máy nghe nhạc mp3 ở nước Mỹ), hệ điều hành Mac OS X và liên tục nhận giải thưởng sáng tạo của các tạp chí lớn như BusinessWeek.

2. Rupert Murdoch, Chủ tịch kiêm CEO News Corp

 

Ông trùm truyền thông Rubert Murdoch. Ảnh: News Corp.
Ông trùm truyền thông Rubert Murdoch.
Ảnh: News Corp.

News Corp là người hùng trong lĩnh vực truyền thông, từ phim ảnh, truyền hình, báo in và ngay cả nội dung internet (tập đoàn này đang sở hữu mạng xã hội MySpace). Không chịu dừng lại với những gì đang có trong tay, mới đây, ông trùm truyền thông Murdoch quyết định chi 5 tỷ USD để mua lại Dow Jones cùng ấn phẩm nổi tiếng trong lĩnh vực kinh tế tài chính Wall Street Journal.

Murdoch khởi nghiệp năm 1953, ngay khi được thừa kế 2 tờ báo Australia. Trong những năm 1960, ông mở rộng sự nghiệp sang Anh quốc, kế đó là Mỹ vào những năm 1970 và châu Á 2 thập kỷ sau đó. Tờ báo lá cải lớn nhất ở Anh the Sun giờ đã thuộc sở hữu của Murdoch. Còn tại Mỹ, ông nắm trong tay tờ New York Post hay Fox News Network…

Ở tuổi 76, Murdoch dường như đang ở đỉnh cao quyền lực. Có trong tay Dow Jones, cùng Fox Business Network, ông đang từng bước tạo ra một đế chế hùng mạnh về tin tức tài chính toàn cầu.

3. Lloyd Blankfein, Chủ tịch, CEO Goldman Sachs

 

Lloyd Blankfein là CEO có thu nhập cao nhất Mỹ năm 2006. Ảnh: Goldman Sachs
Lloyd Blankfein là CEO có thu nhập cao nhất Mỹ năm 2006. Ảnh: Goldman Sachs.

Nhiều công ty niêm yết ở phố Wall thiệt hại hàng tỷ đôla vì cơn bão tài chính. Các ngôi sao ở những đế chế tài chính hàng đầu Mỹ cũng lần lượt mất việc vì để công ty dính líu vào cơn bão này. Nhưng riêng Goldman Sachs vẫn chưa hề hấn gì, thậm chí vẫn hái ra tiền trong khi các đối thủ khác khốn đốn. Giá cổ phiếu Goldman Sachs đã tăng gấp đôi trong năm ngoái và lợi nhuận chia cho cổ đông là 36,6%.

Thành công này có đóng góp không nhỏ của vị CEO tài ba
Lloyd Blankfein, người vừa nhậm chức vào đầu mùa xuân năm ngoái. Ông đã tỉnh táo giúp Goldman Sachs tránh khỏi những hạng mục đầu tư có thể gây thiệt hại nặng nề kiểu cho vay thế chấp dưới tiêu chuẩn. Cho đến giờ này, dưới sự chèo lái của Lloyd Blankfein, Goldman Sachs được coi là ngân hàng tỉnh táo và thông minh nhất ở phố Wall.

4. Bộ tam Google – Eric Schmidt, Larry Page và Sergei Brin

 

Ảnh: AP
Eric Schmidt (đứng, bên trái) cùng hai nhà đồng sáng lập Google Larry Page và Sergei Brin. Ảnh: AP

Tham vọng của Brin và Page, những nhà đồng sáng lập Google quả là lớn lao. Và thực tế là họ đã tạo ra một cuộc cách mạng về nội dung Internet. Nhưng cả hai tỷ phú trẻ tuổi này chưa muốn dừng lại. Họ đang hướng tới những lĩnh vực mới, trong đó có cả ý tưởng ổn định lại sự biến đổi của khí hậu thế giới.

Đồng hành với hai người bạn trẻ này là vị CEO tài ba Eric Schmidt, người giúp Google phát triển mạnh nhưng không chệch khỏi đường ray.

5. Warren Buffett, Chủ tịch kiêm CEO Berkshire Hathaway

Nhà đầu tư chứng khoán kỳ tài Warren Buffett. Ảnh: Reuters.
Nhà đầu tư chứng khoán kỳ tài Warren Buffett. Ảnh: Reuters.

Ông có công xây dựng Berkshire Hathaway thành một tập đoàn đa ngành, từ lĩnh vực sản xuất đồ lót cho tới chế tạo máy bay tư nhân, với doanh thu khổng lồ 98 tỷ USD trong năm 2006.

Buffett được mệnh danh là một nhà đầu tư kỳ tài, biết mua chứng khoán lúc nào, biết bán ra lúc nào. Chả ai ngạc nhiên khi đế chế năng lượng Enron sụp đổ, mà Buffett vẫn kiếm được hàng triệu đôla nhờ đầu tư vào trái phiếu của hãng này.

Giờ đây, tất cả những gì ông nói đều khiến người ta phải lắng nghe, từ chuyện quản lý doanh nghiệp làm sao để có lợi nhuận, cho tới việc đầu tư cổ phiếu hay đôla Mỹ…

6. Rex Tillerson, Chủ tịch kiêm CEO Exxon Mobil

 

Rex Tillerson. Ảnh: Exxon Mobil
Rex Tillerson. Ảnh: Exxon Mobil

Tillerson có công chèo lái đưa Exxon Mobil trở thành công ty tư nhân lớn nhất thế giới. Exxon Mobil cũng được đánh giá cao về chất lượng hoạt động. Cổ phiếu Exxon Mobil đã và đang là một hiện tượng trong nhóm S&P 500.

7. Bill Gates, Chủ tịch Microsoft

 

Bill Gates. Ảnh: Microsoft.
Bill Gates. Ảnh: Microsoft.

Gây dựng nên đế chế phần mềm khổng lồ, bao năm qua Bill Gates đã trở thành hình tượng tiêu biểu của các kỹ sư công nghệ, doanh nhân và nhiều lãnh đạo doanh nghiệp cùng thời với mình. Bill có công khai phá ngành công nghiệp phần mềm, giúp máy tính cá nhân được sử dụng phổ biến hơn trong đời sống và cũng góp phần không nhỏ trong việc phát triển nội dung Internet.

Từ năm 2000 trở lại đây, quyền lực của Bill Gates lan rộng sang một lĩnh vực khác. Ông dành nhiều thời gian hơn cho hoạt động từ thiện, cùng vợ lập ra quỹ Bill & Melinda Gates. Dự kiến năm sau ông sẽ nghỉ hưu, thôi điều hành trực tiếp ở Microsoft, để cống hiến nhiều thời gian hơn cho quỹ từ thiện. Lòng hảo tâm của Gates được người bạn vong niên Warren Buffett tán thành. Buffett đã quyết định hiến 33 tỷ USD cho quỹ của vợ chồng nhà Gates để cùng nhau chống đói nghèo và bệnh tật trên toàn thế giới.

8. Jeff Immelt, Chủ tịch kiêm CEO General Electric

 

Người hùng của GE. Ảnh: Bloomberg.
Người hùng của GE. Ảnh: Bloomberg.

Quyền lực của giám đốc điều hành tập đoàn General Electric có được vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng có một điều ai cũng phải thừa nhận, đó là công ty của ông được xếp hạng tín dụng ở bậc AAA, cao nhất và hoàn hảo nhất. Ở Mỹ, chỉ duy nhất 6 tập đoàn công nghiệp được xếp hạng ở mức AAA. Và với GE nó trở thành vũ khí lợi hại, tạo lực cạnh tranh đáng kể trước các đối thủ cùng ngành.

Sinh tháng 2/1956, Jeff Immelt về đầu quân cho GE từ năm 1982. Gần 20 năm sau, ông được ban giám đốc đề cử làm chủ tịch kiêm giám đốc điều hành và chính thức nhậm chức vào 7/9/2001, đúng 4 ngày trước khi nước Mỹ bị tấn công khủng bố. Trong cuộc không kích này, 2 nhân viên GE thiệt mạng. Mảng kinh doanh bảo hiểm của tập đoàn thiệt hại 600 triệu USD. Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh động cơ máy bay của công ty cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, dưới bàn tay chèo lái của Jeff Immelt, GE đã vượt qua khó khăn và tiếp tục khẳng định vị trí hàng đầu của mình.

Jeff Immelt còn là Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ, một tổ chức của các CEO có đẳng cấp cao và có tầm ảnh hưởng mạnh tới việc hoạch định chính sách của Mỹ. Ông cũng có chân trong ban giám đốc Cục Dự trữ liên bang New York.

9. Katsuaki Watanabe, Chủ tịch Toyota

Vị chủ tịch đáng kính của Toyota. Ảnh: Toyota
Vị chủ tịch đáng kính của Toyota. Ảnh: Toyota

Chẳng có gì khó hiểu khi Katsuaki Watanabe được bầu chọn là vị chủ tịch đáng kính nhất thế giới năm 2005. Dưới thời của ông, Toyota liên tục gặt hái thành công. Năm ngoái, doanh thu của tập đoàn đạt kỷ lục 14,1 tỷ USD và tiếp tục tăng cao trong năm nay. Ông cũng khởi xướng chiến dịch cải tiến chất lượng, giúp tăng doanh số cho các mẫu xe mới tung ra thị trường. Toyota đang có cơ vượt qua General Motors của Mỹ để trở thành nhà sản xuất ôtô lớn nhất và tốt nhất thế giới.

Watanabe đang hướng tới mục tiêu mới, sản xuất ra chiếc xe có thể đi xuyên Mỹ với duy nhất một bình gas.

10. A.G. Lafley, Chủ tịch kiêm CEO Procter & Gamble


A.G. Lafley. Ảnh: Bloomberg.

Lafley nhậm chức năm 2000, khi mà Procter & Gamble đang vật lộn với những thay đổ về tổ chức và chịu áp lực không nhỏ vì tung ra quá nhiều sản phẩm mới. Để sốc lại tình hình, Lafley quyết định tập trung vào một số mặt hàng tiêu dùng trọng yếu của mình. Giờ đây, P&G đang là chủ của những nhãn hàng nổi tiếng cho doanh thu 23 tỷ USD như Tide, Crest, Pampers, Gillette, Olay, Pantene, hay mới đây là bột giặt Gain.

Sau khi tập đoàn đã hoạt động ổn định, Lafley quyết định hướng sang những lĩnh vực mới cho lợi nhuận cao hơn như dịch vụ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, hỗ trợ cá nhân… Lợi nhuận của công ty dự kiến sẽ vượt 10 tỷ USD trong tổng số doanh thu 76,5 tỷ USD.

15 doanh nhân quyền lực khác trong danh sách của Fortune:

11. John Chambers, Chủ tịch kiêm CEO Cisco (Mỹ)

12. Li Ka-shing, Chủ tịch Cheung Kong Holdings và Hutchison Whampoa (Trung Quốc)

13. Lee Scott, CEO Wal-Mart (Mỹ)

14. Lakshmi Mittal, Chủ tịch tập đoàn thép Arcelor Mittal (Ấn Độ)

15. Jamie Dimon, Chủ tịch kiêm CEO JP Morgan Chase (Mỹ)

16. Mark Hurd, Chủ tịch kiêm CEO Hewlett-Packard (Mỹ)

17. James McNerney, Chủ tịch kiêm CEO Boeing (Mỹ)

18. Marius Kloppers, CEO BHP Billiton (liên doanh Australia – Anh)

19. Steve Schwarzman, CEO Blackstone (Mỹ)

20. Carlos Slim, Chủ tịch tập đoàn TelMex and Carso Foundation (Mexico)

21. Steve Feinberg, CEO Cerberus (Mỹ)

22. Indra Nooyi, Chủ tịch kiêm CEO PepsiCo (Mỹ)

23. Ratan Tata, Chủ tịch Tata (Ấn Độ)

24. Bob Iger, CEO Walt Disney (Mỹ)

25. Bernard Arnault, Chủ tịch kiêm CEO LVMH (chủ sở hữu nhãn hàng Louis Vuitton, Pháp).

Share – Bookmark

Điền vào email của bạn để
nhận những bài viết bổ ích:


Bài viết mới hơn:
  • Ông vua của thế giới trò chơi điện tử
  • Ingvar Kamprad- ông chủ của đế chế IKEA
  • Luciano Benetton – thành công với áo len và quảng cáo gây sốc
  • Marjorie Yang – nữ hoàng may mặc thế giới
  • Otto Beisheim – thành công với mô hình Cash&Carry;
  • Bài học kinh doanh từ bà chủ của hãng mỹ phẩm Bésame
  • Người Việt làm giàu trên đất Mỹ
  • Jack Welch, nhà lãnh đạo của thế kỷ
  • Thành ông trùm buôn cổ phiếu chỉ với vài đôla
  • Sam Walton – ông vua bán lẻ ở Mỹ
Bài viết cũ hơn:
  • Carlos Slim: “tỷ phú soán ngôi Bill Gates”
  • Mark Cuban – Tỷ phú từ ý tưởng lạ đời
  • Haier – Đường tới thành công
  • Nicolas Darvas: Nhà kinh doanh chứng khoán kỳ tài
  • Lucio Tan – Doanh nhân kiệt xuất của Philippines
  • Liu Yong Hao: Đại gia đi lên từ lĩnh vực thức ăn gia súc
  • Larry S. Dickenson – Tay buôn máy bay số 1 thế giới
  • Frank Winfield Woolworth – Chuyện về chủ nhân tòa nhà chọc trời đầu tiên
  • Những người cầu toàn từ hãng Miele & Cie
  • Yoshihiro Yasui – Nhất nghệ tinh., nhì… nhạy bén!
<< Trang trướcTrang kế tiếp >>

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top