1. Khái niệm
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
Sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện… thuộc mọi lĩnh vực, có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuất và lưu thông độc lập.
2. Điều kiện bảo hộ
Kiểu dáng công nghiệp chỉ được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Có tính mới trên phạm vi thế giới, nghĩa là chưa từng được bộc lộ công khai ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, dưới hình thức công bố hoặc sử dụng.
– Có tính sáng tạo, nghĩa là kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.
– Có khả năng áp dụng công nghiệp, nghĩa là có khả năng dùng làm mẫu để chế tạo lặp đi lặp lại hàng loạt sản phẩm có kiểu dáng giống hệt bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
3. Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:
– Hình dáng bên ngoài của sản phẩm được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có trình độ trung bình thuộc lĩnh vực tương ứng, Ví dụ:
– Hình dáng bên ngoài do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có hoặc chỉ mang đặc tính kỹ thuật.
– Hình dáng bên ngoài của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng.
– Hình dáng bên ngoài chỉ có giá trị thẩm mỹ (không dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp).
– Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp.
– Các đối tượng trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo.
Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp:
– Để cạnh tranh, đứng vững trên thị trường, các nhà phát triển sản phẩm đã đầu tư rất nhiều thời gian và tiền của nhằm cải thiện kiểu dáng các sản phẩm, có tính mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp
– Tờ khai yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (Tờ khai) được làm theo Mẫu
– Bộ ảnh chụp hoặc bộ ảnh vẽ kiểu dáng công nghiệp thể hiện được đầy đủ các góc nhìn của đối tượng cần đăng ký bảo hộ
– Bản mô tả đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo mẫu quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ
– Thông tin của người nộp đơn (chủ sở hữu)
– Chứng từ nộp phí, lệ phí
Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam
– Tư vấn sơ bộ và giải đáp thắc mắc trước khi tiến hành đăng ký kiểu dáng
– Tra cứu khả năng đăng ký kiểu dáng
– Soạn thảo hồ sơ, tài liệu để hoàn thiện bộ hồ sơ đăng ký kiểu dáng
– Nộp đơn, theo dõi đơn cho tới khi có kết quả cuối cùng
– Bàn giao Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp cho chủ đơn