Carlos Slim: “tỷ phú soán ngôi Bill Gates”

Carlos Slim: “tỷ phú soán ngôi Bill Gates”

In Email
Carlos Slim: “tỷ phú soán ngôi Bill Gates” Tỷ phú Mexico Carlos Slim thời nhỏ thu thập từng chiếc thẻ bóng chày để bán cho các bạn, rồi lên sàn chứng khoán từ khi mới 12 tuổi. Cần cù, tận tụy và tiết kiệm là những nét tính cách nổi bật của ông.

Lê sàn chứng khoán từ năm 12 tuổi

Carlos sinh năm 1940 trong một gia đình buôn bán ở Mexico City. Bố ông là người Libăng di cư sang Mexico năm 1902 và sau 10 năm lăn lộn trở thành một nhà buôn thành công.

Tuần trước, một website tài chính của Mexico loan tin tổng tài sản của Carlos đã lên đến 67,8 tỷ USD, qua mặt người giàu nhất thế giới nhiều năm qua là Bill Gates. Tạp chí Forbes – nơi hằng năm công bố tên và tiền của các tỷ phú thế giới-phải đến tháng hai năm sau mới có danh sách mới.

 Ông Carlos thừa hưởng năng khiếu kinh doanh, tính cần cù và đặc biệt là tính tiết kiệm, kỷ luật của người cha tên là Julian Slim. Việc kinh doanh ở cửa hàng bách hóa giúp kinh tế gia đình khá giả, nhưng ông Julian luôn buộc các con phải ghi chi tiết khoản chi tiêu vào những cuốn sổ.

Đến nay người được cho là giàu nhất hành tinh vẫn giữ một trong những cuốn sổ ghi chép đó trên giá sách trong phòng làm việc của ông. Trong cuốn sổ này, ông Julian nhắc nhở con trai: “Carlos: Hãy nhớ mọi việc giao cho con phải hoàn thành đúng giờ, nhanh chóng, chữ viết rõ ràng, không tẩy xóa. Nếu không làm được, bố sẽ trừ tiền chi tiêu của con”.

Sự nghiệp kinh doanh của Carlos bắt đầu từ sân chơi thể thao, nơi cậu bé thường mua bán các loại thẻ bóng chày để kiếm lời. Từ số tiền gom góp được trên sân chơi bóng chày, năm 12 tuổi, Carlos chuyển sang đầu tư trái phiếu và lên sàn chứng khoán.

Đến năm 26 tuổi, Carlos đã gom góp được khối tài sản trị giá 400.000 USD, chủ của một công ty đồ uống và là nhà môi giới chứng khoán có tiếng.

Kinh doanh kiểu…trẻ con

Giờ đây ở tuổi 67, Carlos trở thành người giàu nhất nhì thế giới. Việc kinh doanh của ông trải rộng khắp Mexico tới tận nước Mỹ với cổ phần lớn trong tập đoàn CompUSA, Saks Fifth Avanue, nhưng vẫn có ít người Mỹ biết đến ông.

Khối tài sản 67,8 tỷ USD được gây dựng bằng cách thu lượm các công ty, giống như điều mà Carlos thường làm khi còn nhỏ là sưu tập thẻ bóng chày để bán cho những người khác cũng cần chúng với giá cao hơn.

Carlos luôn săn những doanh nghiệp có giá thấp, làm ăn thua lỗ, sau đó bơm tiền vào thật nhiều để gia tăng sức cạnh tranh, mở rộng quy mô. Các công ty của tỷ phú Carlos như Telmex, Telcel, America Movil, Grupo Carso… chiếm khoảng 1/2 tổng giá trị của thị trường chứng khoán Mexico. Các tập đoàn viễn thông của ông có mặt tại hàng chục nước trên khắp thế giới, trong khi các lĩnh vực kinh doanh khác ngày càng mở rộng.

Hiện nắm trong tay hơn 220 doanh nghiệp, nhưng tỷ phú Carlos tâm sự ông không bao giờ quên bài học kinh doanh từ tuổi thơ. Rất ít khi trả lời phỏng vấn báo chí, nhưng mỗi khi nói về bí quyết kinh doanh, tỷ phú Carlos đều nhắc lại thời ông đi sưu tập và bán thẻ bóng chày cho các cậu bé khác.

Ông còn nói: “Sự giàu có giống như một vườn cây ăn quả. Bạn phải chia sẻ quả ngọt, nhưng không phải là khu vườn. Với khu vườn, bạn phải làm cho nó phát triển hơn, lớn hơn hoặc nhân rộng nó tới những khu vực khác”. Kinh doanh thành công như vậy, nhưng hành trang kiến thức duy nhất của ông chỉ là tấm bằng kỹ sư.

Tiền không phải là tất cả

Hiện đã góa vợ và có 6 người con, tỷ phú Carlos tiêu tốn phần lớn thời gian trong văn phòng ở tầng hai, chi nhánh ngân hàng Unbursa của ông. Ông luôn giữ một chiếc còi trong ngăn bàn để triệu tập các trợ lý khi có việc. Ông đang dần trao dần quyền quản lý cho 3 người con trai lớn và con rể.

Sau cuộc giải phẫu tim cách đây 7 năm, sức khỏe của tỷ phú Carlos có phần giảm sút, nhưng ông vẫn đam mê môn bóng chày. Đội bóng chày ông yêu thích nhất là New York Yankees.

Những phi vụ giành quyền kiểm soát các tập đoàn vốn thuộc sở hữu nhà nước và những phương cách kiếm tiền quá nhanh của tỷ phú Carlos vấp phải không ít lời chỉ trích ở Mexico, nước Nam Mỹ vẫn còn 40% trong hơn 100 triệu dân sống ở mức nghèo khổ.

Carlos cũng muốn “chia sẻ” khối tài sản của mình cho những người nghèo khổ, bệnh tật ở Mexico và trên khắp thế giới. Riêng năm 2006, ông dành 1,8 tỷ USD để mua xe đạp cho trẻ em nghèo, cấp học bổng cho 150.000 sinh viên.

Ông cũng vừa thông báo trong 4 năm tới sẽ đóng góp thêm 10 tỷ USD cho các chương trình giáo dục và sức khỏe ở Mexico thông qua 3 quỹ từ thiện do ông thành lập.

“Khi chết tôi sẽ không mang theo thứ gì”, Carlos nói. “Tôi sẽ để lại mọi thứ”.

Share – Bookmark

Điền vào email của bạn để
nhận những bài viết bổ ích:


Bài viết mới hơn:
  • Ingvar Kamprad- ông chủ của đế chế IKEA
  • Luciano Benetton – thành công với áo len và quảng cáo gây sốc
  • Marjorie Yang – nữ hoàng may mặc thế giới
  • Otto Beisheim – thành công với mô hình Cash&Carry;
  • Bài học kinh doanh từ bà chủ của hãng mỹ phẩm Bésame
  • Người Việt làm giàu trên đất Mỹ
  • Jack Welch, nhà lãnh đạo của thế kỷ
  • Thành ông trùm buôn cổ phiếu chỉ với vài đôla
  • Sam Walton – ông vua bán lẻ ở Mỹ
  • 10 doanh nhân quyền lực nhất thế giới
Bài viết cũ hơn:
  • Mark Cuban – Tỷ phú từ ý tưởng lạ đời
  • Haier – Đường tới thành công
  • Nicolas Darvas: Nhà kinh doanh chứng khoán kỳ tài
  • Lucio Tan – Doanh nhân kiệt xuất của Philippines
  • Liu Yong Hao: Đại gia đi lên từ lĩnh vực thức ăn gia súc
  • Larry S. Dickenson – Tay buôn máy bay số 1 thế giới
  • Frank Winfield Woolworth – Chuyện về chủ nhân tòa nhà chọc trời đầu tiên
  • Những người cầu toàn từ hãng Miele & Cie
  • Yoshihiro Yasui – Nhất nghệ tinh., nhì… nhạy bén!
  • Chuyện gia đình ông vua thép Mittal: Kinh doanh “xác chết”
<< Trang trướcTrang kế tiếp >>

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top