Chi tiết và Ứng dụng các màu |
Trang 1 trong tổng số 7 trang
Màu hổ phách Màu hổ phách là màu vàng ánh da cam, có tên gọi từ một loại vật liệu là hổ phách (một loại nhựa cây lâu năm hóa thạch dùng làm đồ trang sức. Mặc dù nó không phải là khoáng chất, nhưng nó có thể được sử dụng như đá quý.) Màu ametit là một màu tím vừa phải, trong suốt. Tên gọi của nó có nguồn gốc từ ngọc (đá) ametit, một thù hình của thạch anh. Mặc dù màu của ngọc ametit tự nhiên dao động từ màu tía đến màu vàng, màu ametit được nói đến ở đây như là màu tía vừa phải, nói chung được nhiều người cho là màu của các loại ngọc ametit. Nguồn gốc màu tía của ngọc ametit là đề tài của nhiều tranh cãi. Một số người cho rằng có màu này là do sự hiện diện của mangan, trong khi những người khác cho rằng màu ametit là do thioxyanat sắt hay lưu huỳnh tìm thấy trong ngọc ametit. Màu xanh berin Màu xanh berin là màu nằm giữa màu xanh lá cây và màu xanh lam. Màu xanh da trời Màu xanh da trời là màu nằm giữa màu xanh lam và màu xanh lơ, được coi là màu của bầu trời trong những ngày nắng đẹp. Bước sóng 450-485 nm Màu be Màu be là màu xám ánh vàng nhạt. Thuật ngữ màu be có nguồn gốc từ màu của vải be (là một loại vải len trong màu sắc tự nhiên của nó). Tên gọi màu này thường được sử dụng (có thể không chuẩn) để chỉ những màu nâu rất nhạt. Từ đó nó được sử dụng để chỉ một dãy màu tạo ra cảm giác mát mẻ hay ôn hòa của chúng đối với con người Màu nâu sẫm Màu nâu sẫm là màu của chất màu thông thường được tìm thấy ở nhọ nồi hay bồ hóng. Đôi khi người ta không thể phân biệt được màu này với màu đen. Màu đen Màu đen là một màu với những sự sai khác tinh tế trong ý nghĩa. Khi nhìn vào hình bên, nhiều người sẽ có cảm giác về màu này. là một màu với những sự sai khác tinh tế trong ý nghĩa. Khi nhìn vào hình bên, nhiều người sẽ có cảm giác về màu này. Các loại vật chất hấp thụ hết ánh sáng thì tạo ra cảm giác cho con người là có màu đen (thực tế thì không có loại vật chất nào hiện biết là có khả năng như vậy, nhưng các vật chất gần như vậy thì rất nhiều). Các chất màu đen có thể là do tổ hợp của một vài loại chất màu khác (không nhất thiết phải có màu đen) có khả năng hấp thụ gần như hết mọi thành phần của ánh sáng. Nếu trộn cả ba chất màu gốc cơ bản trong một lượng phù hợp, thì kết quả là nó phản xạ rất ít ánh sáng, vì thế nó cũng được gọi là “đen”. Điều này dẫn đến hai sự mô tả trái ngược nhau đáng kể nhưng thực tế là bổ sung cho nhau về khái niệm màu đen. Đó là: Ứng dụng: – Đối với con người, thuật ngữ “đen” đôi khi còn được sử dụng để chỉ những người có nước da từ sắc nhạt đến sắc sẫm của màu nâu, đặc biệt là người có nguồn gốc châu Phi. Màu xanh lam Màu xanh lam là một trong ba màu gốc bổ sung. Ánh sáng màu xanh lam có bước sóng ngắn nhất trong ba loại màu gốc bổ sung (khoảng 420 đến 490 nm). Bầu trời trong những ngày nắng đẹp có màu xanh lam do tán xạ Rayleigh của ánh sáng từ Mặt Trời. Một lượng lớn của nước thường (H2O) được cảm nhận là có màu xanh lam vì ánh sáng đỏ (bước sóng khoảng 750 nm) bị hấp thụ do tần số điều hòa bội của dao động co duỗi của liên kết O-H. Nước nặng (D2O) là không màu do dải tần số bị hấp thụ (~950 nm) là nằm ngoài quang phổ. Màu nâu Màu nâu là màu tạo ra bởi việc trộn một lượng nhỏ chất màu có màu đỏ và màu xanh lá cây, màu da cam và màu xanh lam, hay màu vàng và màu tía. Màu nâu tạo ra cảm giác màu khi có sự tương phản màu sắc cao. Trong tiếng Việt, tên gọi của nó có nguồn gốc từ tự nhiên do màu này rất gần với màu của chất chứa tanin chiết ra từ củ nâu, dùng để nhuộm quần áo. Ứng dụng: Màu cam cháy Màu cam cháy là một biến thể của màu da cam, được sử dụng như một màu chính thức của trường Đại học tổng hợp Texas tại Austin Màu hồng y Màu hồng y là màu từ ánh đỏ tới hồng, nó có tên như vậy là do màu của áo choàng của các hồng y của Kitô giáo thường mặc. Nó cũng là màu “chính thức” của trường Đại học Stanford. Bài viết mới hơn:
Bài viết cũ hơn:
<< Trang trước
|